Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

TAM QUAN ĐẠI ĐẾ - TAM QUAN CÔNG

 

Tam Quan Đại Đế

Tam Quan Đại Đế là danh từ gọi chung của ba vị là:- Thượng nguyên tứ phước Thiên quan Tử Vi Đại Đế , Trung nguyên Xá tội Địa quan Thanh Hư Đại Đế , Hạ nguyên Giải ách Thủy quan Động Âm Đại Đế . Nếu gọi đầy đủ thì là “Tam Nguyên Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế ”. Trong Đạo giáo, địa vị của ba vị nầy gần với Ngọc Hoàng Thượng Đế . Đạo giáo cho rằng ba vị nầy có trách nhiệm về ba yếu tố:- ban phúc, xá tội và giải trừ tai ách cho con người.

Trong dân gian, Tam Quan Đại Đế được gọi là “Tam Giới Công”, tức ba vị Tôn Thần chưởng quản ba cõi thiên, địa và thủy giới . Đó là do nguồn gốc sùng bái các vị thần trong tự nhiên mà có, sau được “thần thánh hóa” thành ra ba vị tôn thần.

Mặc dù trong Đạo giáo cho rằng, địa vị của ba Đại Đế nầy gần với Ngọc Hoàng Thượng Đế , nhưng trong dân gian lại ít thấy thờ cúng. Chỉ có tại các đạo quán của Đạo giáo, có đặt ba cái lò bằng thiếc để cúng tế, nên dân gian gọi là “Tam Giới Công Lô” (ba ông thần lò tam giới ).

Sự sùng kính của dân gian đối với Tam Quan Đại Đế bắt nguồn từ thời cổ đại, con người có sự sợ hãi kính trọng ba giới tự nhiên là : trời, đất và nước. Còn danh xưng “Tam Quan” thì tới đời Đông Hán mới xuất hiện, khi nhân vật Trương Giác (Giốc) sáng lập ra một đạo thường gọi là “Ngũ đẩu mễ giáo” (đạo năm lít gạo). Tương truyền, để giúp cho những người cần giải trừ tai nạn hay tiêu trừ tật bệnh, thì chỉ cần viết tên họ, tuổi tác, tội lỗi cần sám hối hoặc chứng bệnh đang bị.. vào ba tờ giấy. Rồi đem ba tờ giấy ấy thực hành như sau:- một tờ đem chôn trên núi hoặc đốt cho tro than bay lên trời, một chôn dưới đất, còn một cột vào vật nặng thả chìm dưới nước, là có thể giải trừ tất cả xui rũi xấu xa bệnh hoạn …Đó là quan niệm có liên quan đến ba cõi :- trời, đất và nước, xuất hiện sớm nhất ở TQ.

*Như đã nói ở trên, “Tam Quan” bao gồm “Thiên quan”, “Địa quan” và “Thủy quan”, bởi vì người Trung Quốc từ xưa đã có những nghi lễ về tế trời, cúng đất và cúng nước. Thiên “Cẩn lễ” trong sách “Nghi lễ” có viết :- “Tế trời thì đốt củi, tế núi thì lên gò cao, tế nước thì chìm xuống, tế đất thì đem chôn”. Nhưng ngày xưa, việc cúng tế nầy là quyền hạn của nhà vua, còn dân chúng chỉ được cúng bái tổ tiên mà thôi. Đến thời Đông Hán, Trương Đạo Lăng lập ra “Thiên Sư Đạo” mới có cúng tế “tam quan” là trời, đất và nước . Sách “Thượng Tam Quan thủ thư” là sách kinh điển của Đạo giáo chuyên về trị bệnh cho tín đồ có dạy:- “một đem đặt trên núi cao, một chôn dưới đất, một cho chìm xuống nước, gọi là phép “tam quan thủ thư”. Đến đời Nam Bắc triều thì có chức vụ Tam quan thần coi về việc cúng tế của ba lĩnh vực trời, đất và nước,như vậy đến đây đã hợp nhất ba vị thành một vậy.

1.- THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC:-

Thiên quan tên là “Thượng nguyên nhất phẩm tứ phước thiên quan Tử Vi Đại Đế “, thuộc về Cung Ngọc Thanh. Thiên quan do ba khí xanh, vàng, trắng hợp thành, tổng quản các vua trời. Mỗi năm, vào ngày rằm tháng giêng thì Ngài hạ giáng xuống trần gian, để luận xét về tôi phước của con người, vì vậy nên xưng Ngài là “Thiên quan tứ phước”.

2.- ĐỊA QUAN XÁ TỘI:-

Địa quan tên là “Trung nguyên nhị phẩm Xá tội Địa quan Thanh Hư Đại Đế”, thuộc về Cung Thượng Thanh. Địa quan do tinh hoa của hai khí “hỗ độn” và “cực huỳnh” kết hợp thành, tổng quản Ngũ Đế, Ngũ Nhạc và các Địa Thần. Mỗi năm vào ngày rằm tháng bảy, Ngài hạ giáng xuống trần để xét tra tội phước của nhân gian, xá tội cho những ai thành tâm sám hối.

3.- THỦY QUAN GIẢI ÁCH:-

Thủy quan tên là “Hạ nguyên tam phẩm Giải ách Thủy quan Động Âm Đại Đế”, thuộc về Cung Ngọc Thanh. Thủy quan do khí “phong trạch” (gió và ao đầm) và tinh khí “thần hạo” (biển mênh mông) hợp thành. Mỗi năm vào ngày rằm tháng mười thì Ngài hạ giáng xuống trần để xem xét tội phước của nhân gian, tiêu trừ tai nạn cho loài người.

* Loài người luôn có lòng sùng bái tự nhiên nên dễ dàng thần thánh hóa tự nhiên trở thành những truyền thuyết . Có một thuyết là Tam Quan Đại Đế chính là ba vị ba vị vua cổ đại là :- Nghiêu, Thuấn và Vũ. Ba vị nầy đã có công lớn với thiên hạ nên khi mất được phong làm Thiên, Địa, Thủy, ba vị Đại Đế , chia ra chưởng quản ba cõi để cai trị và bảo hộ cho nhân gian.

* Có một thuyết cho rằng, khởi thủy của Tam quan nguyên là ba khí:- Kim, Thủy và Thổ hóa sanh ra.Đem ba yếu tố kim, thổ, thủy phối với thiên, địa, thủy mà thành ra Tam Quan.

*Lại có một thuyết nói rằng, Tam quan chính là ba người con của Nguyên Thủy Thiên Tôn thần thông quảng đại. Trưởng tử phong làm “Tử Vi Đại Đế”, con kế phong làm “Thanh Hư Đại Đế” và con út phong làm “Động Âm Đại Đế” , giao cho việc chưởng quản ba ty sở về thiên, địa và thủy của nhân gian.

*Có thuyết thì nói rằng, ba người con trai nầy là do Ông Trần Tử Đảo kết duyên với ba người con gái của Long Vương sanh ra, có pháp lực vô biên, nên được Nguyên Thủy Thiên Tôn phong chức cho.

*Dân gian tin rằng địa vị của Tam Giới Công là gần với Ngọc Hoàng Thượng Đế là phản ánh lòng sùng kính trời, đất và nước mà thành. Cho nên cứ đến ba ngày “rằm lớn” thì nhà nhà đều sắm sửa lễ phẩm thịnh soạn để cúng tế, cầu nguyện Tam Quan Đại Đế ban phước, tiêu tội và giải ách và cảm tạ ơn trên đã phù hộ được bình an thuận lợi. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ là, rằm tháng giêng cầu Thiên Quan Đại Đế , rằm tháng bảy cầu Địa Quan Đại Đế , rằm tháng mười cầu Thủy Quan Đại Đế , phân chia nhiệm vụ tiếp nhận lời cầu xin của dân gian về ba lãnh vực:- ban phước, xá tội và tiêu tai giải ách.

*Khi đến “tam nguyên tiết” là ngày cúng tế Tam Quan Đại Đế . Tam nguyên tức là thượng nguyên (rằm tháng giêng), trung nguyên (rằm tháng bảy) và hạ nguyên (rằm tháng mười). Mặc dù đã có sự phân biệt ngày thánh đản của mỗi vị, nhưng dân gian thì bất kể nguyên nào cũng đều đến các đạo quán để cúng tế , đốt giấy tiền vàng bạc cầu xin được phước, xá tội và giải ách…

*Việc bày trí thánh tượng của ba vị tôn thần tại các đạo quán như sau:-

-Thiên quan nhất phẩm Tử Vi Đại Đế đặt tại trung ương.

-Địa quan nhị phẩm Thanh Hư Đại Đế đặt ở bên phải.

-Thủy quan tam phẩm Động Hư Đại Đế đặt ở bên trái.

*Trong dân gian thì thường chỉ tập trung cúng tế lớn vào thượng nguyên , còn trung và hạ nguyên thì ít cúng trở lại.

Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Quan Đại Đế thì ít được tạo cốt tượng để thờ, thường chỉ biểu trưng bằng “lò đốt hương” gọi là “Tam Giới Công Lô” để cúng tế. Việc cúng nầy thì người ta chỉ cúng chung Tam Quan, chứ ít ai chia ra ba vị như đã dẫn giải ở trên.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

vu lan..cúng gì

Một cậu vào chùa lễ phật, thì gặp 1 sư tăng...Sư tăng bắt chuyện hỏi người cậu bé đó...
-Mô phật! sắp tới là lễ vu lan, con có đi chùa, lễ phật tụng kinh gì không...?

Cậu bé chấp tay cuối đầu trả lời:

-Dạ..Không !

sư lại hỏi:

-Nhà chùa làm đàn tràng cầu siêu, con có tham dự lễ không ?

cậu bé lại cuối đầu mà nói:

-Dạ...không !

tăng lại nói tiếp..

-con nên khuyến bạn bè vào chùa tu tập...

-Dạ, không...


tăng vội hỏi:

-Tại sao con cứ trả lời không như vậy ?

cậu bé cười rồi hỏi lại ông Tăng:

-Vu lan là lễ gì...???

ông Tăng trả lời nhanh:

-là ngày nói lên lễ báo hiếu phụ mẫu song thân..con ko biết hả..?

-Hề hề hề...vậy sao không ở nhà thương cha thương mẹ, lễ cha lễ mẹ..chứ tới chùa làm gì???


---------...!!!

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

----------------------Minh Sư kể truyện-----------------------

Một ngôi đền nọ người ta đặt tượng Lão Tổ trên bệ bên phải, còn tượng Đức Phật ở bệ bên trái. Nhà sư đi qua trông thấy tức giận bảo:
-Sao họ lại làm chuyện ngược đời: Phật là bậc chí tôn, quảng đại, còn Lão Tổ là bậc sau, phải đặt bên trái chứ!


Nói rồi vị sư bê tượng Phật đặt sang bên phải, đưa tượng Lão Tổ sang bệ bên trái. Một lúc sau vị đạo sĩ ra thăm đền, bực mình nói: 
- Đạo giáo của ta toả ra muôn ngả, Lão Tổ là bậc cao siêu hằng pháp, để bên trái sao được. 


Đạo sĩ bèn kê tượng Lão Tổ sang phải, trả tượng Phật về bên trái.
Cả hai người ra sức bê đi bê lại hai pho tượng đất, còn gọi cả đệ tử tới giúp sức. Tới lúc bị va đập nhiều lần, cả hai pho tượng đất bị vỡ nát.
Lão Tổ chân thân cười bảo với Phật Tổ: 
- Chúng ta đều là người làm điều tốt lành cho chúng sinh cả, chẳng may gặp bọn tiểu nhân này mà thành ra vỡ nát.


----------------------Minh Sư kể truyện-----------------------

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

LỆNH KỲ





cờ kia ngũ sắc 5 màu
lệnh cả 5 hướng quỷ thần nghe sai





cờ kia chiêu bạt âm hồn
sai thần dịch quỷ lệnh thầy phải nghe












Lệnh kỳ-cờ lệnh-pháp lệnh...này thường dùng trong các nghi lễ của pháp sư, hoặc dụng vào việc trục binh gọi quỷ, chiêu hồn nạp táng, trong đó gồm: NGŨ LÔI LỆNH, NGŨ QUỶ LỆNH, NGŨ HÀNH LỆNH, LONG LỆNH,...đều rất quan trọng đối với Đạo Gia trong pháp đàn của Mao Sơn Phái..ngoài ra nó còn dùng vào việc luyện phép, hô mưa gọi gió,...ví như NGŨ LÔI SẮC LỆNH của Lỗ Ban Thượng..dùng vào việc trừ tà, đánh phép, hô lôi công, triệu địa mẫu...

Tụng nát kinh kim cang
Niệm tan đại bi chú
Bất thụ minh sư điểm
Vĩnh tại luân hồi thụ

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Nằm ngủ khò khò chế ra thơ

Nằm ngủ thẳng cẳng lúc tối sương,
đèn đuốc tắt lỉm tim ngừng đập...
mồm ngáy khò khò ai đang ngủ
...mơ mộng giữa chừng lạc cảnh tiên...
nước súi trong veo đang réo rít, 
giực mình thức tỉnh đái dầm chưa ???
----***----
 Nằm ngủ khò khò chế ra thơ...
trăng kia trên cao cười tít tắt, 
lột quần cởi áo phơi mưa gió...
ta ngồi ta thở cùng tiếng gió..
gió thở gió phiền nói với tôi..'''miệng mày hôi ghê''' !!!

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

BẮC TÔNG MẬT PHÁI TRẤN ÁP KHỞI PHÙ







Phù trên là của Phật Gia..Bắc Giáo Mật Truyền là của ta..trấn tà áp quỷ vân phù lệnh...trùng tang liên táng trấn bình an...binh ma ác quỷ tiêu liền diệt

TỤNG NÁT KINH KIM CANG
NIỆM TAN ĐẠI BI CHÚ
BẤT THỤ MINH SƯ ĐIỂM
VĨNH TẠI LUÂN HỒI THỤ

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

SỰ TRONG SÁNG HỒN NHIÊN CỦA TRẺ NHỎ

newlife.1604: chào bạn nhé!
Cổ Quái Sơn Nhân: vâng
newlife.1604: cho mình hỏi bạn 1 câu, trẻ hơn dưới 12 tổi liệu có bị vong theo ko?
Cổ Quái Sơn Nhân: những em bé còn nhỏ
newlife.1604: tại vì cháu ruột mình có biểu hiện là thì đi gặp thầy thầy bảo có vong theo, và chữa rồi, hết rồi nhưng thời gian gần đây lại có biểu hiện lạ nên lại đi gặp thầy, thày báo là có vong theo hình như là vong khác
Cổ Quái Sơn Nhân: những em bé còn nhỏ
Cổ Quái Sơn Nhân: như những hạt nước trong vắt vậy
Cổ Quái Sơn Nhân: tự mới sanh ra nó ko biết gì hết, vô tư hồn nhiên
Cổ Quái Sơn Nhân: ko dính những thứ ô uế, tâm ko tà niệm..nên con mắt của các bé có thể thấy dc vong linh ma quỷ đó
Cổ Quái Sơn Nhân: bởi vậy nên tránh những việc sau đây
Cổ Quái Sơn Nhân: 1. KO ĐẾN NƠI Ô UẾ, BỆNH VIỆN, NGHĨA TRANG
Cổ Quái Sơn Nhân: 2. KO ĐẾN NƠI CHẾT CHÓC, TANG SỰ,...
Cổ Quái Sơn Nhân: 3. KO ĐƯỢC CHO BÉ RA ĐƯỜNG TỰ LÚC 12H TRƯA TRỞ ĐI
Cổ Quái Sơn Nhân: 4. NÊN CHO BÉ RA PHƠI NẮNG SÁNG TỪ 6H ĐẾN 7H
Cổ Quái Sơn Nhân: HÍT NHIỀU DƯƠNG KHÍ
Cổ Quái Sơn Nhân: BỞI DƯƠNG THỊNH THÌ ÂM SUY
Cổ Quái Sơn Nhân: MÀ ÂM SUY THÌ VONG LINH CHỚ LÀM HẠI
Cổ Quái Sơn Nhân: BỞI VÌ MẮT CỦA CÁC EM BÉ CÒN NHỎ NÊN THẤY DC VONG, NÊN THƯỜNG HAY NGỦ GIỰC MÌNH, KHÓC HÉT LÊN BẤT NGỜ,
Cổ Quái Sơn Nhân: -------CÒN NỮA,..
Cổ Quái Sơn Nhân: CÓ NHỮNG VONG LINH NHỎ
Cổ Quái Sơn Nhân: CHẾT VÌ XE CỘ NẠN TAI
Cổ Quái Sơn Nhân: HAY BỊ CHA MẸ RUỒN BỎ
Cổ Quái Sơn Nhân: TỪ LÚC CÒN LÀ THAI NHI,..NÊN CÁC VONG NHỎ NÀY ƯA GHÉT CÁC EM BÉ
Cổ Quái Sơn Nhân: TỦI THÂN NÓ KO DC LÀM NGƯỜI
Cổ Quái Sơn Nhân: NÊN CÁC VONG THAI NHI NÀY HAY HÙ DỌA, ĐÁNH ĐẬP CÁC EM BÉ
Cổ Quái Sơn Nhân: NÊN CÁC BÉ HAY BỊ ĐỎ ỬNG, SƯNG, BỆNH...
Cổ Quái Sơn Nhân: 5. NÊN CHO BÉ ĐI CHÙA THƯỜNG XUYÊN, LỄ BÁI PHẬT ĐÀ
Cổ Quái Sơn Nhân:
newlife.1604: vâng
Cổ Quái Sơn Nhân: bạn có hiểu ko
newlife.1604: vâng, cháu mới hơn 2 tuổi thôi
newlife.1604: đâm ra cả nhà lo lắng lắm
Cổ Quái Sơn Nhân: nè
Cổ Quái Sơn Nhân: BỞI CÁC BÉ CÒN NHỎ, HỒN NHIÊN TRONG SÁNG NÊN KO BIẾT CHUYỆN TÀ DÂM, THAM LAM,...NÊN CÁC BÉ CÓ THỂ THẤY VÀ CẢM NHẬN DC VÔ HÌNH
Cổ Quái Sơn Nhân: NHƯNG
Cổ Quái Sơn Nhân: NẾU CÁC BÉ TIẾP XÚC NHIỀU PHIM ẢNH
Cổ Quái Sơn Nhân: INTERNET, HAY CÁC PHIM BẠO LỰC, HUN HÍT, NAM NỮ..VANG6VANG...
Cổ Quái Sơn Nhân: THÌ CÁC BÉ SẼ BỊ ẢNH HƯỞNG, KO CÒN NHƯ GIỌT NƯỚC TRONG SÁNG NỮA MÀ NÓ BỊ ĐỤC NGẦU ĐI
Cổ Quái Sơn Nhân: KHI ĐÃ BỊ ĐỤC NƯỚC THÌ CÁC BÉ KO CÒN HOẶC ÍT THẤY VONG VÀ CÁC THỨ SIÊU HÌNH NỮA ĐÓ
Cổ Quái Sơn Nhân: bạn có hiểu ko
newlife.1604: hihi, vậy à, xin cảm ơn bạn nhé.
newlife.1604: dạ mình hiểu rồi.
Cổ Quái Sơn Nhân: tôi kể bạn nghe câu chuyện này
newlife.1604: vâng
Cổ Quái Sơn Nhân: Ở XÃ BÀ ĐIỂM TÔI, CÓ 1 BẾN XE AN XƯƠNG...VÀO CÁCH ĐÂY 2 NĂM VỀ TRƯỚC LÀ NĂM 2009
Cổ Quái Sơn Nhân: CÓ 1 NGÀY SÁNG 7H TÔI ĐÓN XE LÊN CHÙA CHƠI THÌ GẶP TRƯỜNG HỢP
Cổ Quái Sơn Nhân: 1 CÔ BỒNG EM BÉ LÊN XE NGỒI KẾ TÔI, NHƯNG TỰ NHIÊN EM BÉ KHÓC ÒA LÊN, VỖ HOÀI KO DỨC
Cổ Quái Sơn Nhân: EM BÉ GẶP AI CŨNG KHÓC (ĐỘ 9 TUỔI GÌ GÌ ĐÓ) LÚC ĐÓ, TÔI NGHI CÓ CHUYỆN KO LÀNH, NÊN MỚI KÊU CÔ ĐÓ CÙNG TÔI XUỐNG XE
Cổ Quái Sơn Nhân: TUYẾN XE BUÝT ĐÓ ĐỘ 30 PHÚT SAU, KHI ĐI QUA CẦU THÌ BỊ ĐỤNG VÀO XE TẢI...CẢ NGƯỜI TRÊN XE CHẾT HẾT
newlife.1604 đang trả lời...
newlife.1604: trời
Cổ Quái Sơn Nhân: DUY MAY NHỜ CÓ EM BÉ ĐÓ MÀ TÔI VÀ MẸ NÓ THOÁT CHẾT
Cổ Quái Sơn Nhân: :)

newlife.1604: lúc đó chắc bạn học đạo rùi nhỉ?
Cổ Quái Sơn Nhân: uh
Cổ Quái Sơn Nhân: từ chuyến xe đó trở đi
newlife.1604: nhưng sao bạn ko bấm quẻ ra được nhỉ?
Cổ Quái Sơn Nhân:   từ chuyến xe đó trở đi...khi lúc nào đi đường, đi xe tôi cũng thường niệm LỤC TỰ ĐẠI MINH
Cổ Quái Sơn Nhân: nên luôn bình an...có khi tôi bị đụng xe nhưng cũng ko hề hấn gì
Cổ Quái Sơn Nhân: vẫn khỏe mạnh
Cổ Quái Sơn Nhân:
newlife.1604: hay quá, tôi cũng thường xuyên mở nhạc chú lục tự đại minh cho con trai nghe, hôm nào ko mở là nó nhắc nó bảo mẹ mở om bibo đi
newlife.1604: hihi vì nghe chữ phạn ko rõ
newlife.1604: hihi
Cổ Quái Sơn Nhân: uh..tốt quá

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Đạo già

Ngắm trời ngắm trăng cùng mây gió
Than đời trách phận kẻ ngu si
---***---
Hờn giận ghen tuôn ấy là khổ
Dức được chử Hờn khổ thành vui
Đạo cứu đời cứu nhân rồi cứu thế
Tự hỏi lại mình đã cứu được ai
Chuyên người bé tẻo tèo teo..
Chỉ do cái miệng mà sanh oán thù...

Cắn người còn la làng kêu xóm


Ngày xưa, khi Ông tôi còn sống, có những đứa nhỏ quậy phá, cứng đầu, ngỗ nghịch, gia đình nó đến nhờ ông tôi làm cách nào để cột bớt nó lại, sao cho dễ dạy một chút. Ông tôi làm phép và có kết quả ngay sau đó. Những đứa nhỏ trở nên hiền hoà, khờ khạo và không còn lang thang quậy phá nữa. Nhưng đến khi phép hết thời hạn, nó hung hãn gấp mấy lần trước đây… Tôi hỏi ông tôi tại sao như thế, ông trả lời rằng hung hãn là bản tánh của nó. Bản tánh ấy tạo nên bởi khí chất và cách giáo dục của gia đình. Mình làm phép chẳng qua là cột vía của nó lại. Nó trở nên khờ khạo, chậm chạm vì lẽ đó. Khi trở lại bình thường, cái bản tính cũ sẽ tiếp tục phát huy. Đứa nhỏ chỉ thay đổi trừ khi bản thân nó nhận thức được vấn đề, tự nó hiểu và sửa chữa. Sau này, thỉnh thoảng tôi vẫn làm như ông tôi, nhưng kèm theo đó là lời dặn cha mẹ những đứa trẻ ấy phải sống cho phải đạo, giáo dục con đúng mực, bằng không phép sẽ mất linh. Như vậy, cuối cùng đứa trẻ ngoan hiền là do bùa phép hay do cha mẹ giáo dục?

----Đúc kết từ câu chuyện này...có những người BẢN TÁNH KHÓ DỜI KHÓ ĐỔI dù có nói bao nhiêu lần cũng không biết cua mà quay lại sửa đổi tánh nết, lại còn quay lại cắn người..đúng là hết nói

TỤNG NÁT KINH KIM CANG
NIỆM TAN ĐẠI BI CHÚ
BẤT THỤ MINH SƯ ĐIỂM
VĨNH TẠI LUÂN HỒI THỤ

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

THẬP BÁT LA HÁN

" Thập bát La Hán" là đề tài ...không năm tháng, triết lý ấy đã gợi bao cảm xúc cho những nhà điêu khắc , họa sĩ. Có rất nhiều tác phẩm suất sắc, độc đáo. Bộ tượng Thập Bát La Hán dưới đây là  một trong những bộ tượng  được xem là sống động nhất. nghethuatphatgiao kính mời quý vị thưởng lãm.


La Hán Trường Mi (Ajita)
Ngắm đời ...ngắn ngủi trôi đi
Ấy là La Hán trường mi rất hiền


LH Tọa Lộc (Pindolabhārad)
Vắt chân ngồi tựa lưng Nai
Bỏ quên quá khứ vị lai mất rồi


LH Tĩnh tọa (Nakula)

Tay ôm bình bát... Ngài ngồi
Vô tư...mà nhớ kiếp người mong manh


LH Khoái Nhĩ (Nāgasena)

Tai nghe muôn vạn khổ sầu
Được, mất ...mặc kệ, lo âu mà gì


LH Thác Tháp (Subinda)

Tay nâng chiếc Tháp liên hoa
Như nâng vũ trụ trong tòa pháp Không


LH Khai Tâm (Jivaka)

Vì đời còn lắm tham sân
Cho nên La Hán ...khai tâm để mà...


LH Phục Hổ (Dharmatrāta)

Hổ kia chúa tể sơn lâm
Mau mau đổi tánh chuyển tâm theo Ngài


LH Khánh Hỷ (Kanakavatsa)

Thảnh thơi trong chốn bụi hồng
nụ cười hỷ lạc cõi lòng thênh thang


LH Hàng Long (Nandimitra)

Rồng kia vùng vẫy mây trời
về đây phủ phục Ta ngồi ..oai phong


LH Bố Đại (Angada)

Vai mang một túi ...tình thương
niềm vui trổ nụ trên đường độ sanh


LH Quá giang (Bhadra)

Nơi đâu vắng bóng Phật Đà
Ngài về hoằng hóa vượt qua khổ sầu


LH Tiêu sư (Vajraputra)

Vui đùa sư tử con ư ?
Ấy là La Hán Tiêu sư thật rồi


LH Ba Tiêu (Vanavāsin)

Ơ kìa La Hán Ba Tiêu
Hình như Ngài cũng ...đăm chiêu sự đời ?


LH Thám Thủ (Panthaka)

Tọa thiền chỉ thấy ..Tâm thôi
Xả thiền thấy cả đất trời... nhẹ tênh


LH Trầm Tư (Rāhula)

Phải chăng nhân thế trầm phù ?
Sao La Hán mãi...trầm tư thế này


LH Kháng Môn (Cullapatka)

Muốn vào được cửa Vô Môn
Dễ thôi, ... tẩy tịnh tâm hồn rồi qua


LH Kỵ Tượng (Kalica)

Lần theo dấu vết chân Voi
Để nghe diệu pháp sáng soi nẻo về


LH Cử Bát (Kanakabharadvāja)

Tay dâng chiếc Bát ...lên trời
Để luôn phụng sự cõi đời lầm than

--------
TỤNG NÁT KINH KIM CANG
NIỆM TAN ĐẠI BI CHÚ
BẤT THỤ MINH SƯ ĐIỂM
VĨNH TẠI LUÂN HỒI THỤ